Chế tài
(Chính sách này có thể được điều chỉnh mà không cần thông báo trước nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho các bên liên quan và kịp thời thích ứng với tình hình thực tế)
Chế tài là một trong những chính sách quan trọng cấu thành của quy phạm Công ty, là phần xác định hậu quả kỷ luật và hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu khi không tuân thủ các quy tắc đã được quy định.
Mục đích chế tài nhằm:
- Duy trì kỷ luật và trật tự
- Tạo sự công bằng và minh bạch
- Thúc đẩy hiệu suất và tinh thần làm việc
- Bảo vệ lợi ích của tổ chức
- Định hướng hành vi và văn hóa tổ chức
Thực hiện chế tài:
1. Từ mục I - V phát sinh vi phạm sẽ:
- Ghi nhận bảo Biên bản xử lý trách nhiệm vật chất (XLTNVC) 50,000đ/ trường hợp/ cá nhân.
- Đồng nghiệp làm chung ca bị trách nhiệm liên đới 20,000đ/ trường hợp
- Quản lý làm việc chung ca bị trách nhiệm liên đới 100,000đ/ trường hợp
- Các vi phạm lặp lại trên 2 lần hoặc được nhắc nhở bởi BGD sẽ phát thư cảnh cáo.
Số tiền thu được ngay tại thời điểm phát sinh sẽ được cộng vào nguồn quỹ thưởng, trường hợp nhân viên chọn cấn trừ vào lương thì sẽ không được ghi nhận vào quỹ thưởng. Việc thực hiện thủ tục xuất nhập quỹ do Thủ quỹ chịu trách nhiệm.
2. Ngoài mục 1 nêu trên, tất cả các vi phạm từ VI - IX sẽ tùy mức độ thiệt hại, hậu quả gây ra mà có mức chế tài tương ứng. Xem chi tiết cụ thể trong từng hạn mục.
- Sử dụng điện thoại di động cá nhận trong CH
- Mang tài sản cá nhân để trong CH: nữ trang, tiền (quá nhiều, chỉ mang theo đủ xài cho 1 ngày đi làm)...
- Ăn uống đồ nặng mùi trong CH, thức ăn cũ không để đúng quy định
- Đồ cá nhân không để đúng nơi quy định
- Tụ tập tám chuyện
- Cười giỡn lớn tiếng trong cửa hàng
- Cãi nhau to tiếng, nói xấu chia rẽ nội bộ, có hành vi "đâm bị thóc, chọc bị gạo"
Nhân viên phải đủ năng lực, ý thức tự giữ gìn hình ảnh cá nhân. Nếu chỉ là do sơ xuất thì nội bộ đồng nghiệp nhắc nhở nhau trên tinh thần " 1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ " nhằm nâng cao tinh thần hỗ trợ, giám sát lẫn nhau, giúp mọi người có thể phát hiện và chấn chỉnh lỗi giúp nhau nếu có phát sinh. Tiêu chí là không để khách hàng trông thấy.
Các vi phạm thường gặp:
- Không đeo khăn quàng cổ, cà vạt
- Không đeo dây lưng, xăng tay áo
- Đeo khăn, cà vạt lỏng, xấu hoặc sai bên không đúng chuẩn
- Đeo logo ngược, bảng tên sai chức vụ/ méo
- Không cài tóc/ đồ cài gẫy- bong tróc
- Tóc bới xấu (lỏng, bù xù, lệch, méo, …)
- Trang điểm không đạt chuẩn
- Không đeo bao tay khi tiếp khách
- Mặc đồ rách, lủng lổ, tuột chỉ, không ủi…
- Giầy dép sai màu chuẩn, sai mẫu chuẩn quy định
" Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm ". Sự chỉnh chu, sạch sẽ ngăn nắp là nâng cao giá trị thương hiệu. Trưng bày đẹp là nghệ thuật thu hút khách hàng từ ánh nhìn nhằm nâng cao cơ hội bán hàng. Sự sang trọng, cao cấp chỉ cách 1 làn chỉ với ngụy cao cấp.
Các vi phạm thường gặp:
- Nữ trang dơ: vân tay, xỉn màu, cho khách đeo thử xong không vệ sinh...
- Nữ trang trưng ngược, sai, cẩu thả, xiu vẹo ...
- Trưng không đúng bộ, dòng sản phẩm
- Trưng bày sai tem, mất tem
- Dùng sai đồ trưng
- Đồ trưng dơ, hư hỏng
- Trong tủ có bụi, rác...
- Mặt kính dơ...
"Cả thế giới trở nên tồi tệ vì có nhiều người tốt không làm gì cả". Khi trở thành thành viên của một tổ chức, nhân viên cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Nếu vượt ngoài khả năng phải báo với người có thẩm quyền để được công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu để xảy ra hành vi " Cha chung không ai khóc " sẽ dẫn đến chế tài toàn bộ, và nếu phát hiện cá nhân thờ ơ, lơ là sẽ xử lý nặng hơn bình thường. Nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì sa thải.
Các vi phạm thường gặp:
- Quầy tủ dơ (kính nhiều dấu vân tay, bụi, rác…)
- Sàn dơ, nhiều bụi, rác
- Sàn hư hỏng không báo sửa chữa, không theo dõi cập nhật
- Tường hư hỏng không báo sửa chữa, không theo dõi, cập nhật
- Vách kính dơ, bụi, trần vướng mạn nhện.
- Bảng hiệu cháy đèn, không bật đèn, dơ bụi, mạng nhện đóng…
- Đèn chiếu sáng bị cháy không phát hiện, thay thế
- Không thay bỏ rác khu vực chịu trách nhiệm
- Không vệ sinh hoặc xếp bàn ghế gọn gàng sau khi sử dụng
- Không thực hiện đúng quy trình
- Truyền đạt thông tin sai, thiếu, không kịp thời
- Sử dụng sai biểu mẫu (sai giấy nháp, sai giấy ghi chú, sai form BM…)
- Ghi sai quy cách, phương pháp chứng từ
- Không sử dụng đúng kênh phản ánh
- Báo cáo sai, phản hồi trễ
- Văn phòng, người thường xuyên làm việc trên máy tính phản hồi trong vòng 15'
- Cửa hàng phản hồi theo khung giờ: 9h30 - 10h, 13h - 14h, 15h30 - 14h30, ngoài thời gian được ấn định ra, ưu tiên phản hồi ngay khi có phát sinh nếu cửa hàng không trong thời gian bận tiếp khách. Ngoài lý do tiếp khách và kiểm kê thì không có lý do nào khác được chấp thuận.
- Không theo dõi, câp nhật, phản hồi CV trên team chat
- Không điều tra, thu thập sự kiện làm cơ sở, trả lời bừa
- Không tuân thủ nguyên tắc về trách nhiệm, công việc, thi hành
- 1 tháng: phát thư cảnh cáo
- 2 tháng liên tiếp: hạ bậc
- 3 tháng liên tiếp: sa thải
Các hình thức trên áp dụng chung cho tất cả các cấp bậc bán hàng hưởng hoa hồng bao gồm SM, SE, SC. Riêng SM sẽ chịu trách nhiệm liên đới và đánh giá năng lực nếu có nhân viên không đạt ĐMDS cá nhân, cụ thể:
- Giảm trừ thưởng/ hoa hồng từ 5% - 15% của SM trên mỗi nhân viên không đạt ĐMDS.
- Giảm bậc lương nếu sỉ số 1/2 nhân sự thuộc quyền quản lý trực tiếp không đạt ĐMDS cá nhân
- Thư cảnh cáo sẽ được phát vào mỗi cuối tháng nếu có trên 1 nhân sự không đạt ĐMDS cá nhân
An toàn hàng hóa được xếp đầu trong tất cả các việc quan trọng, còn quan trọng hơn cả việc đếm hàng. Do đó, mọi yêu cầu liên quan đến an toàn hàng hóa cần được đặc biệt tập trung nghiêm túc thực hiện. Nếu vì 1 chút lơ là chủ quan hậu quả sẽ rất nặng nề, nhẹ là bền bù giá trị 90% giá bán, nặng là bị ghép vào tội hình sự, truy tố theo quy định của pháp luật và thông báo về địa phương dẫn đến khả năng lý lịch tư pháp không trong sạch.
Những vi phạm bên dưới là vi phạm thường gặp do sự chủ quan lơ là của nhân viên. Từ sự lơ là này có thể tạo kẽ hở cho người làm chung có khả năng lợi dụng nhằm đẩy sự đền bù cho nạn nhân thành " Con Dê tế thần " cho mình. Hãy nghiêm túc và lựa chọn cách làm đúng để bảo vệ bản thân!
Các sai phạm thường gặp:
- Không kiểm tra camera theo quy định, hướng dẫn
- Bày biện quá nhiều sản phẩm lên trên mặt tủ
- Lấy nhiều sản phẩm (hơn 1 set…) cho 1 lần xem hàng
- Không kiểm tra đủ tiêu chí khi xuất nhập hàng
- Không đếm hàng đúng theo quy định, hướng dẫn
- Không quẹt dấu vân tay khi ra vào CH
- Không cho ký nhận sổ (yêu cầu phải có ký nhận bắt buộc dù người đó là ai, dù giao vật gì cũng cần ký nhận vào sổ hoặc danh sách ký nhận chứng từ)
- Không ký sổ đếm hàng đúng quy định, hướng dẫn
- Không khóa tủ sau khi bán hàng
- Không kiểm tra khóa tủ, không niêm phong trước khi ra về.
- Đã tan ca nhưng vẫn nấn ná la cà ở lại mà không có đề nghị cần ở lại thêm từ người có thẩm quyền hợp lệ (quản lý, BGĐ) vào ngược lại trong quầy sau khi đã đếm hàng bàn giao.
- Vào sớm hơn giờ quy định mà không có đề nghị cần ở lại thêm từ người có thẩm quyền hợp lệ (quản lý, BGĐ)
- Cho người không có phận sự vào khu vực cấm hoặc nhạy cảm: bên trong quầy, khu vực thu tiền, khu vực thử kim cương...
Việc chăm sóc khách hàng không chỉ là một phần trong hoạt động kinh doanh mà còn là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững của một doanh nghiệp.
Mọi vị phạm dưới đây đều dẫn đến xử lý nặng hơn các vi phạm khác. Vi phạm được cho là nặng là khi có khách hàng complain, khi thiệt hại về uy tín, danh dự của công ty và thương hiệu. Hình thức xử lý sẽ tùy hậu quả mà thực hiện chế tài.
Hình thức cụ thể bên dưới:
- Nhẹ: biên bản cảnh cáo + phạt từ 500 ngàn đến 5 triệu đồng tùy trường hợp
- Trung bình: biên bản cảnh cáo + trừ tất cả các khoảng thưởng tháng + quý (nếu có) + rớt bậc / rớt hạng
- Nặng: sa thải + trừ tất cả các khoản thưởng bao gồm thưởng cuối năm + bồi thường thiệt hại (nếu có)
⚠️1. Giao tiếp không chuyên nghiệp:
- Nói chuyện thiếu lịch sự, cộc lốc hoặc dùng từ ngữ không phù hợp.
- Không lắng nghe khách hàng, ngắt lời hoặc tranh cãi.
- Trả lời chậm trễ hoặc không phản hồi.
⏱️ 2. Xử lý chậm trễ hoặc không đúng cam kết
- Không giải quyết yêu cầu, khiếu nại đúng thời gian đã hứa.
- Hứa hẹn nhưng không thực hiện (ví dụ: “sẽ gọi lại” nhưng không gọi).
- Chuyển khách hàng đến sai bộ phận xử lý.
📦 3. Cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ
- Tư vấn sai về sản phẩm, dịch vụ, chính sách bảo hành, đổi trả, báo giá...
- Không cập nhật thông tin mới cho khách hàng.
- Thiếu minh bạch trong giá cả, điều khoản.
🧊 4. Thiếu thái độ phục vụ tích cực
- Không thân thiện, không chào hỏi, không cảm ơn.
- Tỏ thái độ khó chịu, thiếu kiên nhẫn khi khách hàng phàn nàn.
- Không thể hiện sự đồng cảm với vấn đề của khách.
📉 5. Không ghi nhận và xử lý phản hồi khách hàng
- Bỏ qua góp ý, khiếu nại hoặc không chuyển tiếp cho bộ phận liên quan.
- Không theo dõi và cải tiến dịch vụ từ phản hồi của khách hàng.
🔐 6. Vi phạm bảo mật thông tin khách hàng
- Làm rò rỉ thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ, lịch sử mua hàng,...
- Sử dụng thông tin khách hàng cho mục đích không được phép.
Các vi phạm dưới đây sẽ được bổ sung thêm vào bất kỳ thời điểm nào khi công ty thấy cấp thiết. Chế tài sẽ dựa trên hậu quả do nhân viên đó gây ra để yêu cầu bồi thường hoặc truy tố nếu cần thiết.
- Không được để đồ vật dễ gây cháy nổ trong CH
- Sử dụng đúng nguồn điện theo hướng dẫn
- Không được sử dụng các thiết bị không an toàn mà không có sự phê duyệt
- Không cho phép người lạ, đơn vị thi công sử dụng thiết bị không đạt (cắm trực tiếp lõi dây đồng vào ổ điện thay vì cắm bằng chuôi điện…)